Nổi dậy thất bại và cái chết (1877) Saigō_Takamori

Saigō Takamori chuẩn bị chiến tranh.

Không lâu sau đó, một học viện quân sự tư nhân được thành lập ở Kagoshima cho các võ sĩ samurai trung thành cũng đã từ bỏ vị trí của mình để đi theo ông từ kinh đô Tōkyō. Những võ sĩ bất mãn này dần thống trị chính quyền Kagoshima, và do lo sợ một cuộc nổi loạn, triều đình cử một tàu chiến đến Kagoshima để dỡ vũ khí từ kho súng Kagoshima. Thật mỉa mai, chính hành động này đã khai mào cho các vụ giao chiến công khai, mặc dù sau việc bãi bỏ hệ thống trả lương gạo cho samurai năm 1877, sự căng thẳng đã lên rất cao. Mặc dù rất hốt hoảng vì cuộc nổi loạn này, Saigō bị thuyết phục miễn cưỡng lãnh đạo cuộc nổi dậy Satsuma chống lại triều đình trung ương (Chiến tranh Tây Nam).

Saigō Takamori (ngồi, trong quân phục phương Tây), xung quanh là các tướng tá trong trang phục samurai. Bài báo trên Le Monde Illustré, 1877.

Cuộc nổi dậy bị đè bẹp sau vài tháng bởi một đội quân đông đảo bao gồm 300.000 sĩ quan samurai và binh lính nghĩa vụ dưới sự chỉ huy của Kawamura Sumiyoshi. Lục quân Đế quốc Nhật Bản hiện đại hơn về mọi mặt của chiến tranh, sử dụng pháo (howitzer) và trinh sát bằng khí cầu. Quân nổi dậy Satsuma có khoảng 40.000 quân, giảm xuống còn chỉ khoảng 400 trong trận cuối cùng Shiroyama. Mặc dù họ chiến đấu để bảo vệ vị trí của samurai, họ cũng sử dụng của các phương pháp quân sự phương Tây, súng, pháo; tất cả các miêu tả về Saigō Takamori đều tả ông trong bộ quân phục kiểu phương Tây. Cuối chiến tranh, do hết vũ khí và đạn dược, ông buộc phải quay lại sử dụng các chiến thuật gần như truyền thống và sử dụng kiếm, cung và tên.

Saigo Takamori (phía trên bên phải) chỉ huy quân đội trong trận Shiroyama.

Việc ông đã chết như thế nào vẫn còn chưa được giải đáp. Tài liệu từ những thuộc hạ của ông nói rằng ông đã đứng thẳng mà thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) sau khi bị thương, hay yêu cầu một người cận thần trợ giúp cho việc tự sát của mình. Trong tranh luận, vài học giả đã cho rằng không phải là trường hợp này, và Saigō đáng lẽ đã bị shock vì vết thương của mình và mất khả năng nói. Vài người đồng đội sau khi thấy ông trong tình trạng này, có lẽ đã cắt đầu ông, giúp ông thực hiện cái chết của một võ sĩ mà họ biết là ông mong muốn. Sau này, họ nói rằng ông mổ bụng tự sát để bảo vệ vị thế của ông như một samurai chân chính. Không rõ là điều gì đã xảy đến với cái đầu của Saigo sau khi ông chết. Vài truyền thuyết nói rằng người hầu của Saigo đã giấu đầu của ông, và sau này bị quân lính của triều đình tìm thấy. Trong trường hợp này, chiếc đầu đã được quân đội chính phủ tìm lại và ráp với thân thể Saigo, được đặt cạnh xác hai cấp phó của mình là KIirino và Murata. Điều này được thuyền trưởng Mỹ Capen Hubbard chứng kiến. Bí ẩn về chiếc đầu không bao giờ được tìm ra.

Thơ phú

Saigō Takamori - người đã cầm đầu cuộc nổi dậy Satsuma do chán ghét sự độc đoán của nhóm Phiên phiệt trong triều đình Nhật, đã sáng tác một bài thơ như sau:

大聲呼酒上高樓雄気欲吞五大州一片丹心三尺剣揮拳先斬佞臣頭Đại thanh hô tửu thướng cao lâu,Hùng khí giục thôn ngũ đại châu,Nhứt phiến đơn tâm, tam xích kiếm.Huy quyền tiên trảm nịnh thần đầu.

Người Việt Nam đã nghe được bài thơ này. Có người đã nhầm lẫn rằng Itō Hirobumi là người sáng tác bài thơ đó.[3] Các nho sĩ người Việt đã đọc bài thơ với thái độ khâm phục. Một số nho sĩ còn dịch bài thơ này ra tiếng Việt. Sau đây là một số bản dịch:

Hét lớn lên lầu đánh chén say,Khí hùng như nuốt năm châu ngay.Một mảnh lòng son ba thước kiếm,Lấy đầu quân nịnh cho biết tay.

(theo bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải)

Năm châu ngon lắm ớ bay!Rượu đâu? Cho mỗ bước ngay lên lầu.Lòng son, ba thước lưu cầu,Ra tay trước hãy chém đầu thằng gian.

(theo bản dịch của Nguyễn Bá Học, viết theo kiểu lục bát)[3]

.

Lớn tiếng gọi rượu trên cao lâu

Khí hùng giục nuốt năm đại châu

Một phiến lòng trong, ba thước kiếm

Vung chém thần gian, một chiếc đầu

(bản dịch của Đ.A)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Saigō_Takamori http://www.unu.edu/unupress/unupbooks/uu36je/uu36j... http://www.ndl.go.jp/portrait/e/datas/85.html?c=3 http://www.ndl.go.jp/portrait/e/index.html http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p160215420 http://books.google.com.vn/books?id=t2-OmUA-EscC&p... https://trove.nla.gov.au/people/1210891 https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb13740661g https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb13740661g https://www.idref.fr/079551831